Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách nấu nấm linh chi với táo đỏ, chế biến thế nào?

0

Cập nhật vào 17/04

Cách nấu nấm linh chi với táo đỏ rất dễ, uống đều đặn hàng ngày sẽ giúp giải độc gan, trị mất ngủ, đau đầu, hỗ trợ chữa ung thư cực kỳ hiệu quả. 

1. Các tác dụng chính của nấm linh chi

Nấm linh chi được chia thành 6 loại chính gồm: Nấm linh chi đỏ (Hồng chi, Xích chi), Nấm linh chi vàng (Hoàng chi), Nấm linh chi xanh (Thanh chi), Nấm linh chi trắng (Bạch chi), Nấm linh chi đen (Hắc Chi), Nấm linh chi tím (Tử chi). 

Trong số các loại nấm linh chi trên thì nấm linh chi đỏ vẫn được đánh giá cao nhất về hàm lượng dược chất và đây cũng là dòng nấm đắt nhất thuộc họ nấm linh chi. Hình dáng của nấm là hình bầu dục hoặc bán nguyệt, nấm tương đối to, nấm màu nâu đỏ và nhẵn bóng. Mũ cứng, chất gỗ, có hình bầu dục hoặc bán nguyệt. Viền mép nấm khá mỏng, có xạ tán tia, vẫn tròn đồng tâm. Nấm linh chi đỏ có mặt dưới màu trắng hoặc nâu nhạt, có nhiều bào tử. Cuống to tầm 4cm, lệch, màu nâu đỏ và bóng. Loại nấm linh chi đỏ Việt Nam tốt nhất hiện nay mà bạn nên sử dụng là Nấm lim xanh Tiên Phước Quảng Nam.

Thường xuyên sử dụng nấm linh chi mang đến nhiều tác dụng quý cho sức khỏe con người:

  • Phòng ngừa các bệnh ung thư hiệu quả, đẩy lùi quá trình hình thành và phát triển của các tế bào xấu. Ức chế và làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư gan, phổi, não, máu, dạ dày, đại tràng…
  • Thanh nhiệt, giải độc gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan cấp hoặc mãn tính.
  • Cải thiện chức năng của tuyến tụy, kích thích sản sinh insulin từ đó giúp cân bằng đường huyết trong máu, điều trị tiểu đường hiệu quả.
  • Tăng cường quá trình bài tiết, đào thảo độc tố, làm đẹp, hồng hào da và có thể ngăn ngừa các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá, mẩn ngứa,…
  • Tốt cho hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, căng thẳng, tâm trạng lo âu, chống suy nhược cơ thể.
  • An thần, trị đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh hiệu quả.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về mạch vành, tim mạch, huyết áp.

Bạn có thể tìm hiểu đầy đủ những công dụng của nấm lim xanh trong bài Nấm lim xanh chữa bệnh gì.

2. Các cách nấu nấm linh chi phổ biến, dễ làm

#1. Cách nấu nấm linh chi với táo đỏ

Nấu nấm linh chi với táo đỏ có tốt không?

Nấm linh chi nấu với táo đỏ được đánh giá rất tốt bởi cả nấm và táo đỏ đều là những nguyên dược liệu quý, chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Nấu kết hợp nấm linh chi với táo đỏ giúp người uống “hưởng” được tác dụng từ cả 2 nguyên liệu. Ở phần trên bài viết chúng ta đã cùng tìm hiểu tác dụng của nấm linh chi nên chúng ta không nhắc lại nữa, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của táo đỏ.

Trong đông y táo đỏ có tính bình, vị ngọt và được quy vào những kinh là: Can – Tỳ – Vị – Thận – Tam – Phế. Mang công dụng: lợi tim phổi, bổ ích tỳ vị, dưỡng huyết an thần, bổ máu,… Hơn nữa, còn chủ trị chữa những căn bệnh như: tim đập nhanh, khí huyết không đủ, phân lỏng, ăn ít, mệt mỏi,…

Trong y học hiện đại, táo đỏ được biết đến với nhiều vitamin, khoáng chất: vitamin C, protein, nhiều nước, các acid hữu cơ: gallic acid và malic acid, vitamin PP, vitamin nhóm B, vitamin A… với nhiều tác dụng:

  • Tốt cho tim mạch: trong quả có chứa ít natri, kali nên giúp ổn định huyết áp cũng như thư giãn mạch máu, đồng thời còn chứa chất xơ và polyphenol giúp hòa tan cholesterol. 
  • Cải thiện giấc ngủ, tốt cho não bộ: Phần hạt và thịt của táo đỏ có công dụng tăng chất lượng và thời gian, hơn nữa trong loại quả này cũng chứa nhiều saponin nên có tác dụng cải thiện trí nhớ, an thần và giảm lo âu.
  • Làm chắc xương: canxi và photpho chứa nhiều trong quả táo đỏ sẽ giúp củng cố cho xương chắc khỏe đồng thời, cải thiện tốt tổng thể sức khỏe của hệ xương khớp.
  • Kiểm soát tốt cân nặng: nghiên cứu đã chứng minh rằng đây là loại quả đem lại tác dụng tương tự như các loại nước ép củ cải đường hay hạt chia nổi tiếng có đặc tính trong việc hỗ trợ đường tiêu hóa. Trước bữa ăn 15 phút, nếu bạn ăn một quả táo sẽ giúp giảm đáng kể lượng calo, bởi hàm lượng chất xơ ở trong quả lớn thế nên góp phần tích cực vào việc chuyển hóa cholesterol và đường có trong thực phẩm.
  • Giảm hen suyễn: Ở trong vỏ táo đỏ, còn có chất quercetin flavonoid có tác dụng điều chỉnh hệ thống miễn dịch, cũng như giảm viêm, nên sẽ giảm đi bệnh hen suyễn cùng với phản ứng dị ứng.
Nấm linh chi nấu với táo đỏ rất tốt cho sức khỏe
Nấm linh chi nấu với táo đỏ rất tốt cho sức khỏe

Nấu nấm linh chi với táo đỏ như thế nào?

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nấm linh chi: 20 – 25g
  • Cam thảo: 10 -15g
  • Táo đỏ: 5 – 7 quả
  • Đường phèn

Cách chế biến:

  • Bước 1: Nấm linh chi, cam thảo đem rửa sạch, vớt để ráo và thái lát mỏng, thái càng mỏng thì các chất bên trong tiết ra càng dễ. Táo đỏ nên cắt thành các miếng nhỏ, không nên để cả quả.
  • Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu: táo, nấm, cam thảo và đường phèn vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước vào đun sôi, vặn lửa nhỏ đến khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 1.5l nước thì tắt bếp.
  • Bước 3: Chắt nước ra bình để uống hàng ngày.

Uống nấm linh chi với táo đỏ như thế nào cho đúng?

  • Nấm linh chi uống với táo đỏ không nên cho thêm đường hoặc long nhãn uống cũng, sẽ làm giảm lượng dược chất có trong nấm.
  • Nên uống đều đặn mỗi ngày, liên tục từ 4 tháng trở lên để thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Không tự ý nấu hoặc uống cùng dược liệu khác tùy tiện, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chỉ nên dùng nước nấm trong ngày, không để sang ngày hôm sau bởi nước dễ bị thiu và hư hỏng, biến chất.
  • Nếu đang uống thuốc Tây, thì nên uống nước nấm linh chi với táo đỏ trước hoặc sau khi uống thuốc tây khoảng 1 tiếng. Lý do bởi 1 số thành phần trong 2 loại thuốc này có thể tương tác và phản ứng với nhau, không tốt cho người dùng.

#2. Cách nấu nấm linh chi với hoa tam thất

Chuẩn bị nguyên liệu: Hoa tam thất 10g, nấm linh chi 20g.

Cách chế biến: Làm sạch nguyên liệu, hãm với 2 lít nước, đun tới cạn còn 1.3 – 1.5 lít nước thì tắt bếp, chắt ra nồi uống.

#3. Cách nấu nấm linh chi với đậu đen

Chuẩn bị nguyên liệu: 20g nấm linh chi, 20g đậu đen.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Đậu đen đem rang thơm, nấu cùng với 0.5 lít nước.
  • Bước 2: Nấm linh chi rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 1 đến 1.5 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đun tiếp cho tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 0.8 đến 1 lít nước.
  • Bước 3: Khi uống thì đổ 2 nước này vào với nhau, khuấy đều. Có thể uống nóng hoặc lạnh đều được.

#4. Cách nấu nấm linh chi với la hán quả

Chuẩn bị nguyên liệu: Nấm linh chi (10 – 30g), la hán quả (3 – 5 quả).

Cách chế biến: Đem nấm và la hán quả rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cho vào nồi, đổ 2 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp đến khi lượng nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít thì tắt bếp. Chắt nước ra bình hoặc để tiếp trong nồi và mỗi lần uống chắt ra sử dụng.

Phần bã còn lại vẫn còn chứa dược chất nên bạn đừng vội bỏ, cất trong ngăn mát tủ lạnh, ngày hôm sau cho vào nồi, đổ 1.5 lít nước, đun tới khi cạn còn khoảng 1 lít nước thì uống.

#5. Cách nấu nấm linh chi với xạ đen

Chuẩn bị nguyên liệu: 20g nấm linh chi, 10g lá xạ đen, 10g thân xạ đen

Cách chế biến: Các nguyên liệu trên các bạn đem đi rửa sạch, sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 1.5 lít thì có thể sử dụng được. Chia nước sắc làm 6 -7 lần, sử dụng trong ngày, kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ thuyên giảm.

#6. Cách nấu nấm linh chi hầm gà

Chuẩn bị nguyên liệu: 15gr nấm Linh Chi đã được nghiền bột, 1 con gà ác, gia vị khác.

Cách chế biến: Đầu tiên hãy làm sạch gà, mổ bụng và moi sạch ruột và nhồi Linh Chi vào bụng gà cùng một số gia vị vừa ăn. Tiến hành chưng cách thủy rồi nêm nếm gia vị để ăn gà và uống nước.

#7. Cách nấu nấm linh chi với sườn heo

Chuẩn bị nguyên liệu: Khoảng 300g sườn heo, 7g nấm Linh Chi, 4 tai nấm Đông Cô, khoảng 1 bắp ngô, 1 củ cà rốt, hành lá, ngò và các gia vị khác.

Cách chế biến:

  • Ngâm nấm Đông Cô nở và rửa qua nước ấm.
  • Bắp ngô chặt làm 4-5 khúc, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng khúc nhỏ
  • Rửa sạch hành và ngò rồi thái nhỏ.
  • Sườn heo chặt thành từng miếng vừa ăn, rửa sạch, trần qua nước sôi rồi cho vào nồi đun cùng khoảng 2 lít nước.
  • Sau khi đun sườn heo được khoảng 30 phút thì cho bắp ngô vào đun tiếp thêm khoảng 10 phút thì cho cà rốt và nấm Linh Chi và nấm Đông cô vào cùng.
  • Tiếp tục đun khoảng 15 phút thì cho ngò và hành vào và nêm nếm gia vị vừa ăn. (Có thể cho thêm nước sao cho phù hợp).
  • Cuối cùng tắt bếp và thưởng thức món ăn thơm ngon, đẹp mắt, bổ dưỡng này.

3. Nấu nấm linh chi trong bao lâu?

Thời gian nấu nấm linh chi tùy thuộc vào lượng nước bạn đun, lượng nước bạn muốn cô đặc lại. Ví dụ nếu nấu 2 lít nước để cô đặc lại còn 1.5 lít nước thì bạn sẽ mất trung bình 45 phút; còn nấu từ 1 lít nước cô đặc còn 0.5 lít nước thì mất tầm 30 phút.

4. Uống nấm linh chi trong bao lâu thì hiệu quả?

Thời gian uống nấm linh chi cho hiệu quả đối với mọi người sẽ có sự khác biệt. Có người chỉ cần uống trong 1 – 2 tuần đã thấy hiệu quả nhưng cũng có người chậm hơn khoảng 1 – 2 tháng mới thấy hiệu quả. Điều này do sự khác nhau về cơ địa cũng như cơ chế hấp thụ dược chất của từng người. Thông thường nếu có điều kiện về tài chính thì bạn nên dùng trên 6 tháng để có thể phát huy được nhiều dược chất nhất có trong nấm.

5. Uống nấm linh chi nhiều có tốt không?

Với bất kỳ đồ ăn, thức uống, dược liệu nào dù có tốt mấy đi chăng nữa thì cũng chỉ nên dùng ở liều lượng vừa phải, việc sử dụng quá nhiều sẽ khiến phản tác dụng. Kể cả nấm linh chi cũng vậy, bạn nên tuân thủ liều lượng uống theo sự chỉ định của dược sĩ, bác sĩ. Lạm dụng uống nhiều nấm có thể gây ra các tác dụng phụ như ngứa ngáy, nổi mụn, chảy máu mũi, đi ngoài, buồn nôn, choáng váng.

Liều lượng phù hợp cho từng đối tượng sẽ là:

  • Người muốn bồi bổ sức khỏe: 5 – 10g/ngày
  • Người muốn giảm cân: 10 -15g/ngày
  • Người bị các bệnh lý nhẹ: 15 đến 20g/ngày
  • Người mắc các bệnh lý nặng: ung thư, tiểu đường: 25 – 30g/ngày.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm: Đàn ông có nên uống nấm linh chi không.

6. Nấu nấm linh chi bằng nồi gì tốt nhất?

Nên sử dụng nồi đất hoặc sứ nấu nấm linh chi là tốt nhất. Lý do bởi loại nồi này đã được nung ở nhiệt độ cao, do đó đã loại được các nguyên tố vi lượng trong đất: Fe, Cu, Al… là những thành phần có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học với các hợp chất hữu cơ có trong các nấm, làm giảm đi tác dụng của linh chi.

Bạn không nên nấu nấm linh chi bằng nồi kim loại bởi sẽ làm giảm dược chất có trong nấm.

7. Nấm linh chi nấu bằng nồi áp suất được không?

Câu trả lời là Có. Bạn có thể sử dụng nồi áp suất để chế biến các món canh hầm, ninh, cháo từ nấm linh chi như Canh linh chi hầm gà, Cháo linh chi hạt sen, Cháo linh chi thịt bằm… Nồi áp suất giúp món ăn hầm, ninh mau chín, mềm, tiết kiệm thời gian chế biến.

Trên đây bài viết đã giúp bạn tìm hiểu các cách chế biến nấm linh chi và tìm hiểu về tác dụng của loại dược liệu này đối với sức khỏe. Bạn cần tìm đến những địa chỉ thực sự uy tín để được mua nấm linh chi chất lượng, chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.