Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

4 tác hại của việc ăn quá nhiều quả dứa không nên bỏ qua

0

Cập nhật vào 18/03

Từ lâu, dứa được coi là môt loại trái cây mang nhiều lợi ích cho sức khỏe và có tác dụng làm đẹp, là sự lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ vào những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây từ các chuyên gia thì loại quả này không phải ai cũng có thể ăn, ngoài lợi ích thì trái dứa cũng tiềm tàng những mối nguy hiểm cho sức khỏe con người. Sau đây là tác hại của quả dứa và những người không nên ăn dứa.

1. Những đối tượng không nên ăn dứa

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu

Trong dứa có một chất mang tên bromelain ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu. Chất này khiến tử cung phụ nữ bị mềm, kích thích co bóp tử cung, để tình trạng này xảy ra và kéo dài thường xuyên sẽ dẽ bị sảy thai. Ngoài ra, khi phụ nữ mang thai ăn nhiều dứa còn có nguy cơ bị tiêu chảy rất cao. Bởi vậy tốt nhất các bà bầu cần lưu ý, nhờ sự tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống trong thời kì mang thai giai đoạn đầu.

tác hại của quả dứa 1

Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu không nên ăn nhiều dứa

Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng

Những người mà từng bị viêm da cơ địa hay dị ứng thì cũng hạn chế ăn nhiều dứa. Trong dứa có chứa một loại enzyme kích thích cơ thể con người sinh ra các histamine gây ra một số triệu chứng: buồn nôn, lợm giọng, bụng đau quặn từng cơn, môi tê dại, ngứa ngáy khó chịu khắp cơ thể, nổi mề đay, khó thở.

Người bị viêm mũi họng, hen phế quản, có bệnh chảy máu

Trong quả dứa có chứa glucoside kích thích niêm mạc mạnh nên nếu chúng ta ăn nhiều dứa sẽ cảm thấy rát miệng, lưỡi, ngứa ngáy, cổ họng tê rát. Bởi vậy mà những người từng mắc các bệnh về mũi họng, phế quản không nên ăn nhiều dứa đề phòng bệnh có thể tái phát nặng hơn.

Những người hay chảy máu cam, từng bị sốt xuất huyết, phụ nữ băng huyết cũng không nên ăn nhiều dứa.

Người bị dạ dày

Dứa được chứng minh là tốt cho hệ tiêu hóa con người, tuy nhiên nếu không sử dụng hợp lí và đúng lượng thì sẽ dễ dẫn đến mối nguy hiểm tiềm ẩn. Ăn quá nhiều dứa sẽ dễ dẫn đến bị đau dạ dày. Những người bị đau dạ dày nên hạn chế việc ăn dứa để đảm bảo sức khỏe cho bản thân của mình. Trong dứa có thành phần axit hữu cơ, một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Ngoài những đối tượng trên đây thì tất cả mọi người đều có thể ăn được quả dứa, quả dứa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Các bạn có thể tham khảo thêm tác dụng của dứa thơm.

2. Tác hại ít ngờ khi ăn dứa

Dị ứng, ngộ độc

Dứa có thể gây ra ngộ độc, dị ứng khi chúng ta ăn quá nhiều. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do Candida tropicalis- một loại nấm độc thường xuất hiện ở đất ẩm, trùng với mùa dứa chín. Do cây dứa thấp, cùng với việc thu hoạch không được đảm bảo, quả dứa dễ bị dập, nấm độc này dễ dàng xâm nhập vào trái dứa. Khi ăn phải những trái dứa này thì người tiêu dùng sẽ bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số biểu hiện khi ngộ độc dứa là: đau bụng quằn quại, khó thở, tiêu chảy, nôn mửa…

Bệnh dạ dày

Khi đói mà chúng ta ăn nhiều dứa sẽ dẫn đế nguy cơ mắc bệnh dạ dày rất cao. Nguyên nhân bởi các axit hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động vào niêm mạc dạ dày gây viêm loét.

tác hại của quả dứa 2

Ăn dứa khi đói có thể gây bệnh dạ dày

Đau đầu, ngứa

Gốc amin trong dứa là một nitơ có chứa vật chất hữu cơ, nó làm cho mạch máu thu hẹp và huyết áp tăng cao. Chính vì vậy nếu ăn quá nhiều dứa bạn sẽ cảm thấy đau đầu. Trong dứa chứa một chất gây hiện tượng ngứa họng- đó là glycosides. Chính bởi vậy bạn cùng nên hạn chế ăn dứa để tránh tình trạng khó chịu cho cơ thể.

Xem thêm:

Làm thai nhi yếu

Phụ nữ đang mang thai được khuyến cáo không nên ăn nhiều dứa. Chất pepin chứa trong nước dứa làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.

Được tổng hợp bởi monngonchuabenh.net

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.