Cập nhật vào 07/01
Có bầu ăn lươn được không? Đây là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Hãy tham bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm được câu trả lời chính xác và chi tiết nhất.

Dinh dưỡng từ thịt lươn
Giống như các loài cá, tôm, cua… lươn là thực phẩm đem lại nguồn dinh dưỡng có giá trị cao cho con người. Trong Đông y lươn được coi là “sâm động vật”- thuốc quý như vàng nhờ những công dụng: bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân.
Người phương Đông coi lươn là cá lành và đánh giá lươn là một trong “tứ đại hà tiên” (bốn món ngon dưới nước). Ở Nhật Bản lươn được ví “sâm dưới nước”, trong một năm họ dành riêng một ngày để ăn các món từ thịt lươn. Đối với người Việt Nam ta thì lươn là món ăn ngon yêu thích của nhiều người từ nông thôn đến thành thị.
Phụ nữ có bầu ăn lươn được không?
Bà bầu có được ăn lươn không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g thịt lươn có tới 18,7 g đạm, 0,9g chất béo, 39 mg canxi, 1,6 mg chất sắt và nhiều loại khoáng chất có lợi khác. Đặc biệt, hàm lượng vitamin A trong lươn rất cao, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng của các loại thực phẩm giàu vitamin A. Ngoài ra các vitamin B1, B2, B6… có trong thịt lươn đều là dưỡng chất cần thiết để mẹ và bé khỏe mạnh.
So với các loài khác như hến, tôm đồng, cua đồng… thì thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Bởi trong 100g thịt lươn có tới 5000 IU vitamin A trong khi thịt bò chỉ có 40 IU. Hơn nữa thịt lươn chứa hàm lượng DHA cao giúp tăng trí thông minh, chống viêm nhiễm.
Thịt lươn được chọn là thức ăn bồi bổ đầu tiên cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Nếu bạn đang mang bầu thì vẫn có thể ăn thịt lươn như bình thường. Thậm chí bạn nên bổ sung thịt lươn vào khẩu phần ăn đều đặn trong hàng tuần của thai kỳ, sẽ rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tình trạng đau lưng, nhức mỏi xương khớp ở bà bầu là hiện tượng phổ biến. Thường xuyên ăn thịt lương sẽ giúp tăng cường canxi, làm giảm triệu chứng đau lưng cho chị em nhất là giai đoạn cuối thai kỳ.
Có thể nói bà bầu ăn lươn rất tốt cho sức khỏe, việc bổ sung các món chế biến từ lươn sẽ giúp các bà bầu đẩy lùi cảm giác mệt mỏi, uể oải trong quá trình mang thai.
Lợi ích của thịt lươn với mẹ bầu
– Bổ sung năng lượng: Mẹ bầu có biết rằng 100g thịt lươn có tới 303 kcal. Vì vậy mà việc bổ sung các món ăn từ thịt lươn trong giai đoạn này chính là lựa chọn thông minh sẽ giúp mẹ bầu có năng lượng dồi dào, xua tan cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Mức năng lượng từ thịt lươn khá cao, khoảng 303 kcal/ 100g thịt lươn
– Giàu lượng protein: Trong 100g thịt lươn có 18,4 g protein. Dưỡng chất này có vai trò quan trọng duy trì sức sống và năng lượng cho cả cơ thể mẹ và bé, và đây cũng là chất cần thiết trong cả quá trình mang thai của mẹ. Khoảng 20% cơ thể mẹ được tạo nên bởi protein, thiếu dưỡng chất này mẹ sẽ không thể khỏe mạnh, không thể hoạt động bình thường.
– Giúp cơ bắp săn chắc: Quá trình mang thai mẹ bầu rất cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Trong thịt lươn có chứa arginine, một loại axit amin có vai trò tạo nên các hormone tăng trưởng của con người khi nghỉ ngơi. Đặc biệt, thịt lươn rất dễ ăn, không ngấy. Ăn thịt lươn sẽ giúp cải thiện độ săn chắc của cơ bắp như giảm thiểu sự tích lũy chất béo trong cơ thể, mẹ có thể kiểm soát được cân nặng khi mang thai.
– Cung cấp vitamin: Thịt lươn lại là nguồn cung cấp vitamin A, B12 dồi dào nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Chất chống oxy hóa có trong thịt lươn có tác dụng phòng ngừa thoái hóa điểm vàng.
– Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh: Trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu nếu mẹ bầu không bổ sung đủ vitamin B12 thì rất có thể thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Đây là điều không một người mẹ nào muốn xảy ra với con mình. Để đảm bảo những điều tốt đẹp nhất dành cho con, mẹ hãy bổ sung loại vitamin này từ thịt lươn.
– Giúp xương chắc khỏe: Thường xuyên ăn các món chế biến từ thịt lươn sẽ giúp mẹ xương khớp chắc và khỏe mạnh, giảm các vấn đề gặp phải do thiếu khoáng chất trong quá trình mang thai. Mẹ bầu nên kết hợp uống thuốc bổ sung canxi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, và nên bổ sung trực tiếp bằng các món ăn từ lươn.

Một số chú ý mẹ bầu cần quan tâm khi chế biến thịt lươn
– Cách làm lươn: Khi mua lươn, mẹ bầu cần chọn lươn to vừa, còn sống, mua được lươn đồng là tốt nhất, tuyệt đối không mua lươn chết, hoặc đã ươn bởi trong thịt lươn chết có một loại chất độc, rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Muốn sơ chế lươn, mẹ bầu cần cho ít muối vào, chờ 3-5 phút lươn chết, rửa sạch chất nhầy, sau đó mổ bụng, moi ruột sạch và chặt khúc. Phi hành khô rồi cho lươn vào xào sơ qua cho thịt lươn ngấm gia vị, giảm độ tanh.
– Do lươn sống dưới nước nên chứa nhiều loại ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý điều này. Để các ký sinh trùng trong lươn chết hẳn lươn phải làm sạch trước khi chế biến, xào lươn sơ qua, nấu chín kỹ.
– Mẹ bầu chế biến nhiều món như: Lươn xào sả ớt, cháo lươn, lươn nấu chuối, lươn om rau ngổ… mẹ nên tham khảo để thưởng thức hương vị đặc biệt từ thịt lươn.
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần cân nhắc lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và con yêu.