Cập nhật vào 02/08
Mẹ bầu nên biết trong quá trình mang thai nếu cơ thể mẹ thiếu canxi điều này sẻ gây nên tình trạng bé có thể bị còi xương, kém phát triển còn mẹ bầu lại dễ bị đau xương khớp, thậm chí thoái hóa cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe
Canxi là một trong những chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể con người. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì canxi là một thành phần không thể thiếu và cần phải bổ sung để thai nhi có một hệ xương, răng phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Đồng thời canxi còn hỗ trợ quá trình phát triển tim, các cơ và hệ thần kinh của bé.
Những triệu chứng thiếu canxi trong thai kỳ mẹ bầu cần biết
Đau lưng
Thai kỳ càng lớn, sức nặng của thai nhi khiến mẹ bầu có cảm giác rất đau lưng, nhiều lúc phải gồng lên để đỡ bụng bầu. Đau lưng là hiện tượng mà mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy quá đau, cần phải đến ngay bệnh viện để khám, tránh tình trạng thiếu canxi hoặc liên quan đến các bệnh về thận như có sỏi, viêm, ứ nước.

Đau nhức cơ bắp, vọp bẻ, chuột rút
Nếu mẹ bầu cảm thấy đau nhức ở đùi, bắp chân, bàn chân và hay gặp tình trạng tê chân, chuột rút, đặc biệt vào ban đêm thì đừng chần chừ nữa nhé, hãy đi khám và bổ sung ngay lượng canxi đang thiếu hụt trong cơ thể mẹ và bé.
Góc liên kết tài trợ: Tấm vách ngăn chịu nước thương hiệu Đức Khang giải pháp thông minh, giảm chi phí tăng tính hiệu quả và thẩm mỹ trong thiết kế nội thất văn phòng.

Ngoài ra, những triệu chứng tưởng chừng bình thường như răng vàng, dễ lung lay, móng tay và tóc dễ gãy, rụng, xương giòn cũng là dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết đang thiếu hụt lượng canxi cần thiết. Thậm chí, mẹ bầu cũng nên để ý đến những hiện tượng nguy hiểm hơn như co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm, các ngón tay chụm lại giống như “bàn tay người đỡ đẻ – đó là triệu chứng hạ canxi huyết quá mức.
Bổ sung canxi theo từng giai đoạn thai kỳ
Phụ nữ mang thai có nhu cầu khoảng 1.200 mg canxi/ ngày, chính vì thế, ngoài chế độ ăn uống, các mẹ bầu thường dùng thêm sắt và canxi dạng thuốc. Bởi cung cấp đủ lượng canxi sẽ giúp đảm bảo xương thai nhi được phát triển tốt nhất, tránh dị tật đồng thời người mẹ cũng ngăn ngừa nguy cơ bị các triệu chứng chuột rút, đau mỏi cơ, nhất là ba tháng cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.
Giai đoạn 1: Từ 0 đến 12 tuần
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi chưa cần nhiều canxi (chỉ khoảng 50mg). Vì vây, trong giai đoạn này, bà bầu bổ sung 800mg canxi mỗi ngày là hợp lý.
Giai đoạn 2: Từ 13 đến 26 tuần
Trong 3 tháng tiếp theo, bà bầu cần phải được cung cấp lượng canxi nhiều hơn để truyền cho thai nhi, giúp thai nhi hình thành nên hệ xương, răng, thần kinh… Vì thế, ngoài bổ sung các thực phẩm giàu canxi, bà bầu nên tắm nắng vào sáng sớm để thúc đẩy sự tổng hợp vitamin D nâng cao tỷ lệ hấp thu canxi. Ngoài ra, việc vận động có thể nâng cao khả năng hoạt động của xương và khớp, cải thiện tình trạng của xương.

Thời kỳ này, bà bầu cần phải được cung cấp khoảng 1200mg canxi. Bà bầu có thể cân nhắc lựa chọn các loại viên uống bổ sung canxi và dưỡng chất, theo lời khuyên của y bác sĩ.
Giai đoạn 3: 3 tháng cuối thai kỳ
3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn xương của trẻ bắt đầu được ổn định nên mỗi ngày mẹ cần phải được cung cấp từ 150 đến 450mg canxi. Như vậy, lượng canxi sẽ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của cả bản thân mẹ và bé.
Giai đoạn 4: Sau sinh
Bà bầu sau sinh được bổ sung canxi đầy đủ sẽ không chỉ giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng mà còn cải thiện chất lượng sữa nuôi trẻ. Bà bầu thiếu hụt canxi trong giai đoạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn khiến chất lượng sữa giảm, trẻ bú sữa cũng bị thiếu canxi, trở nên còi cọc, ngủ khó, hay quấy khóc.
Bà bầu bổ sung canxi thế nào cho đúng?
Canxi vốn có nhiều trong các loại thực phẩm thơm ngon, dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của đa số bà bầu như: sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, sữa đậu nành, phô mai…), hải sản (tôm, cua, ốc, sò, cá hồi, cá mòi…), rau xanh (bông cải xanh, củ cải..) đậu phụ, đậu khô… Tuy vậy, để hấp thụ lượng canxi tối đa có thể, bà bầu nên ghi nhớ những lưu ý sau:
Không bổ sung canxi cùng lúc với đồ uống có ga, nước ngọt, cà phê, muối, chất béo, một số loại thực phẩm có chứa acid phytic như bột chưa lên men hay một số loại rau (măng, đậu nành, hành)… vì các loại thực phẩm này làm cản trở sự hấp thụ hoặc đào thải canxi ra khỏi cơ thể.

Trong cùng một thời điểm, cơ thể chỉ có thể hấp thụ tối đa 500 mg canxi. Vì vậy, nếu cần uống bổ sung một lượng lớn canxi, bà bầu nên uống nhiều lần trong ngày để cơ thể có thể hấp thụ tốt hơn.
Có nhiều dạng canxi bổ sung, nhưng phổ biến nhất là hai loại: canxi citrate và canxi carbonate. Tuy có hàm lượng canxi cao hơn nhưng canxi carbonate lại khó hấp thu hơn. Vì vậy, khi uống bổ sung canxi carbonate, bà bầu nên uống trong bữa ăn để các axit dạ dày giúp cơ thể hấp thu tốt hơn. .
Ngoài bổ sung canxi cho cơ thể, bà bầu cũng nên kết hợp tắm sớm hoặc ăn những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, bơ… để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.